CHÓ POODLE - LÔNG XÙ THÔNG MINH
TÌM HIỂU CÁCH NUÔI VÀ CHĂM SÓC CHÓ POODLE
Các dòng: Toy, Miniature, Standard
Miniature và Standard Poodle thuộc dòng chó Non-Sporting
Toy Poodle thuộc dòng chó Toy. Phân loại 7 nhóm chó tại đây
Lịch sử chó Poodle
Đa số mọi người thường nghĩ chó săn vịt Poodle có nguồn gốc từ Pháp, tuy nhiên, thật sự giống chó này có xuất xứ từ Đức. Tên “Poodle” dựa theo tên của một vở kịch ở Đức, “Pudel” hoặc “Pudelin”, có nghĩa là “giếng nước”.
Sở dĩ chúng được đặt tên như vậy là vì trước đây, người dân thường sử dụng giống cho này trong việc hỗ trợ lấy nước. Poodle sau đó được tặng cho vua Louis XVI, nhờ vào sự thông minh và đáng yêu, Poodle nhanh chóng trở thành thú cưng được yêu thích đến ngày nay.
Chó Poodle được AKC chính thức công nhận vào năm 1887. Poodle có ba kích cỡ - standard, miniature và toy - nhưng tất cả đều được quản lý bởi các tiêu chuẩn giống nhau (ngoại trừ chiều cao).
Tính cách
Chó Poodle là một trong những giống chó nhanh nhẹn, yêu thích hoạt động thể thao. Chúng là bạn đồng hành thông minh, năng động, ham học hỏi. Nhờ vào sự nhanh nhẹn, vâng lời cùng đặc tính nguyên thủy của dòng Retriever là tính thu nhặt, Poodle có thể tiếp thu nhanh trong quá trình được đào tạo.
Bản chất thông minh, năng động, Chó Poodle cần có sự chăm sóc của chủ nhân và thời gian luyện tập thể dục hợp lý. Một không gian đủ rộng rãi, chúng có thể tự do chạy nhảy, vui chơi và hoạt động cả ngày.
Chó Poodle rất cần chải chuốt lông thường xuyên. Không giống hầu hết các giống chó khác, lông của Poodle liên tục phát triển, chính vì vậy việc cắt tỉa và dùng lược làm mượt lông cho chó Poodle nên được duy trì thường xuyên, ít nhất là mỗi tháng một lần.
Đối với người nuôi chó Poodle thì chế độ dinh dưỡng chính là mối quan tâm cần được chú ý nhất giúp Poodle khỏe mạnh và xinh đẹp.
Dù là kích cỡ nào hay độ tuổi bao nhiêu thì chó Poodle cũng cần được cung cấp dưỡng chất cân bằng thông qua lượng protein, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất vừa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể trong từng giai đoạn phát triển: chó nhỏ (Puppy) và chó trưởng thành (Adult).
Một chế độ dinh dưỡng chất lượng sẽ mang đến cho Poodle một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại bệnh tật, một bộ lông thật lộng lẫy, ánh mắt sáng ngời, tinh thần luôn vui vẻ, phấn chấn và một thần thái hút hồn vạn người mê.
Ở Việt Nam chủ yếu nuôi dòng Toy Poodle (nặng dưới 4 kg khi trưởng thành) nên hôm nay Cityzoo sẽ nói về chế độ dinh dưỡng cho dòng Toy Poodle này.
Mặc dù có kích thước tí hon đáng yêu nhưng Toy Poodle là những chú chó có cá tính rất mạnh, thông minh và có khả năng nhận thức cực cao. Toy Poodle khá nhạy cảm với mọi thứ xung quanh và tất nhiên là cả những món ăn chúng đưa vào cơ thể nữa.
Khi nhắc đến chế độ dinh dưỡng thì mỗi chú chó Toy Poodle có sở thích hoàn toàn khác nhau. Chủ vật nuôi cần tự mình khám phá. Ngoài ra, chủ thú cưng cũng cần bổ sung dầu cho chó Poodle nếu chúng gặp vấn đề về da, hoặc cần cho chúng tránh xa lúa mì nếu chúng có biểu hiện ngứa tai.
Chế độ ăn cho Poodle
Những giống chó nhỏ như Toy Poodle hay Miniature Poodle cần rất nhiều năng lượng do chúng có bộ phận trao đổi chất rất nhanh. Vì lý do này mà Poodle cần một lượng protein, tinh bột và chất béo vô cùng lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.
Protein phải có nguồn gốc đảm bảo chất lượng cao từ nguồn thịt động vật như gà, cá, gà tây
Protein từ động vật nên chiếm ít nhất một nửa chế độ ăn của Poodle, hoặc có thể nhiều hơn. Protetin từ gia cầm, cá, thịt cừu và trứng là tốt nhất cho Poodle. Một con chó Poodle nặng gần 3kg có thể cần khoảng 250 calo mỗi ngày, với ít nhất 150 calo từ protein động vật, tương đương 170g ức gà hoặc 85g cá hồi.
Chú ý chọn những loại thức ăn dành riêng cho chó Poodle chất lượng cao và tránh xa những loại thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng.
Tinh bột
Rau, hoa quả và tinh bột như gạo lức, khoai tây và bột yến mạch đều cung cấp tinh bột, vitamin và chất xơ. Tránh cho Poodle ăn nho, hành, hạt macadamia và bơ, tất cả đều độc cho chó Poodle. Rau nấu chín được tiêu hóa tốt hơn.
Nói chung, tinh bột có thể chiếm khoảng ¼ chế độ ăn uống của Toy Poodle, vì vậy với tổng nhu cầu hàng ngày là 250 calo, tương đương khoảng 60 calo từ tinh bột – có thể tìm thấy trong 85g khoai tây hoặc 55g gạo hoặc 40g bột yến mạch.
Chất béo có lợi
Chất béo chiếm một vai trò quan trọng trong mọi bữa ăn của Toy Poodle, chúng cung cấp những vitamin tan trong chất béo và axit béo cần thiết. Một số loại chất béo có lợi rất cao giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng não và tình trạng da. Một số loại thịt trong chế độ dinh dưỡng của chó Poodle có chứa chất béo, ngoài ra bạn cũng có thể cung cấp các loại dầu có lợi bao gồm dầu cá hồi hoang dã, dầu từ cây lanh, dầu dừa và dầu cây rum. Nói chung, hàm lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng của Poodle vào khoảng 15%.
Chọn lựa một loại thức ăn cho chó Poodle đúng đắn là hết sức quan trọng vì Poodle không chỉ cần nhiều năng lượng, trao đổi chất nhanh mà còn có bụng khá nhỏ. Do vậy, chủ vật nuôi cần cân nhắc các yếu tố này để chọn loại thức ăn hạt cho chó Poodle kích thích nhai, dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng, chất lượng cao cấp để chúng có thể ăn thường xuyên trong ngày, mỗi lần một số lượng ít nhưng vẫn vừa đủ no và nhiều dưỡng chất thiết yếu.
Cho Poodle ăn bao nhiêu lần một ngày?
Với chó Poodle con dưới 3 tháng tuổi: giai đoạn này, cún Poodle rất cần dinh dưỡng để phát triển toàn diện, bạn cần để sẵn thức ăn cho chúng ăn bất cứ khi nào chúng muốn. Tuy nhiên cần giữ vệ sinh và chỉ dùng thức ăn cho chó Poodle con đảm bảo.
Với chó Poodle nhỏ (>3 tháng tuổi): mỗi ngày cho chúng ăn 3 bữa đều đặn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết
Với chó Poodle trưởng thành: khi Poodle đã trưởng thành không có nghĩa là chúng không cần thêm nhiều dinh dưỡng nữa mà ngược lại, chúng cần nguồn thức ăn cho chó chất lượng để phát triển khung xương, hệ miễn dịch và nhiều chức năng khác. Ở lứa tuổi này chúng ta có thể cho chó ăn 2 lần/ngày
Mẹo: với những chú Poodle phải ở nhà một mình cả ngày thì bạn nên chuẩn bị đồ chơi nhồi thức ăn cho chó bên trong để chúng bận rộn và quên đi sự cô đơn ở nhà một mình vì Poodle rất quấn chủ và ghét bị cô lập cả ngày. Về lâu dài, chó sẽ bị stress và trở nên cáu bẳn nếu bạn không có biện pháp hiệu quả xả stress cho chó.
Làm sao cho Poodle làm quen với loại thức ăn mới?
Nên cho Poodle làm quen dần với thức ăn dinh dưỡng qua từng bước một. Đầu tiên, bạn cần hiểu được chú cún của mình thích gì, sau đó chuyển dần qua thức ăn có lợi cho sức khỏe chó với tỷ lệ tăng dần từ 20%, 50%, 100% để giúp chúng sống lâu hơn và khỏe đẹp hơn.
Một số loại bệnh thường gặp ở chó Poodle
Poodle có sức khỏe tốt, ít gặp vấn đề và có tuổi thọ trung bình từ 11-12 năm. Tuy nhiên, hãy nên đưa chúng đến bác sĩ thú y định kỳ mỗi năm để kiểm tra tình hình sức khỏe cũng như nghe tư vấn về các chế độ ăn uống dinh dưỡng.
Poodle có bộ lông đặc biệt và tuổi thọ dài (Ảnh: www.cityzoo.vn)
Vấn đề cơ xương khớp
Loạn sản hông
Poodle ở các dòng Standard, Mini và Toy đều có nguy cơ loạn sản hông, một căn bệnh di truyền, theo đó các khớp ở hông không được phát triển đúng cách. Những thay đổi vì chứng viêm xương khớp sẽ tiến triển theo thời gian làm bất ổn và lệch ở các khớp. Trong trường hợp tệ nhất, chứng loạn sản hông có thể khiến chó Poodle trở nên khập khiễng. Lúc này cần đến phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
Sai khớp xương bánh chè
Cả Miniature và Toy Poodle đều có nguy cơ mắc hội chứng sai khớp xương bánh chè cao hơn các dòng chó khác và sẽ di truyền sang chó con. Trường hợp này cũng cần bác sĩ phẫu thuật.
Legg-Calve-Perthes
Bệnh Legg-Calve-Perthes là vấn đề theo sau của chứng mất cân đối cấu trúc khớp hông gây ra sự mất nguồn cung cấp máu cho đầu xương đùi, dẫn đến việc hoại tử các tế bào xương, sự xói mòn khớp hông và làm poodle khập khiễng.
Vấn đề về mắt
Teo võng mạc
Trong số các bệnh về mắt được phát hiện trên chó Poodle thì bệnh teo võng mạc có thể khiến chó bị mù. Đây là loại bệnh cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến Mini và Toy Poodle với thời gian phát triển bệnh trong khoảng 3 năm.
Tiêu giảm dây thần kinh thị giác
Sự tiêu giảm các dây thần kinh thị giác là sự phát triển không đầy đủ của thần kinh thị giác, do đó con chó không thể nhìn bằng mắt bị ảnh hưởng bệnh.
Khi chúng già đi, một số con Poodle phát triển bệnh thành đục thủy tinh thể, bệnh này có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Bệnh đục thủy tinh thể vị thành niên ảnh hưởng đến chó Poodle mới lớn.
Bệnh nội tiết
Bệnh Addison
Bệnh Addison phát triển từ việc thiếu adrenaline do tuyến thượng thận. Poodle gặp tình trạng này có thể biểu hiện yếu hoặc nôn thường xuyên. Chó bị nặng có thể gặp các vấn đề về tim hoặc bị choáng. Nếu poodle của bạn được chẩn đoán mắc bệnh Addison, bác sĩ sẽ cần thay hooc-mon cho chúng.
Suy giáp
Một căn bệnh phổ biến khác với Poodle nữa là suy giáp, hoặc suy giảm hoocmon tuyến giáp. Các triệu chứng bao gồm đói liên tục, ngứa và viêm da, thay đổi lớp lông, và đờ đẫn. Khi gặp tình trạng này, bạn cần bổ sung tuyến giáp ngay để hạn chế bạn nặng hơn.
Suy nhược khí quản
Cũng như nhiều dòng chó nhỏ khác, toy Poodle thường có xu hướng suy nhược khí quản cao hơn các dòng chó trung bình lớn.
Để an toàn cho chúng, bạn nên dùng yếm cho chó cột vào phần trên và dắt đi thay vì dùng vòng cổ gây khó thở. Một cái kéo mạnh trên cổ của một con chó Poodle có thể làm nặng thêm các vấn đề khí quản. Nếu chú chó Poodle của bạn có biểu hiện bất thường như ho và thở khò khè hoặc có vấn đề về hô hấp, bạn hãy mau chóng đưa bé đến bác sĩ thú y để chẩn đoán ngay.
Ung thư
Theo như Canada's Guide to Dogs, có khoảng 40% cái chết của dòng chó standard poodle có nguyên nhân từ ung thư. Poodle dòng standard có thể bị dị tật tim hiếm gặp, một sự khiếm khuyết tâm nhĩ hoặc lỗ giữa các buồng trên của tim. Phẫu thuật có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
>>Dòng chó Toy Poodle cũng nằm trong Top 10 giống chó nhỏ nhất thế giới
Một số người cũng thường gọi chó Poodle là butdo, bút đồ, pút đồ.
Video về giống chó Poodle dòng Standard