VIRUT GÂY GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO (PHẦN 1)

VIRUT GÂY GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO (PHẦN 1)

meo-con-met-moi

Virut gây giảm bạch cầu có thể “hồi sinh”

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Virut gây giảm bạch cầu ở mèo (FPV) thường được gọi là bệnh nhiễm khuẩn ở mèo, đây là căn bệnh có độ truyền nhiễm cao và là bệnh gây ra bởi virut có khả năng đe dọa tính mạng phổ biến nhất ở mèo.

Virut FPV này gây ảnh hưởng nhanh chóng đến tế bào máu trong cơ thể, chủ yếu là tế bào đường tiêu hóa, xương tủy và tế bào gốc của thai nhi. Vì các tế bào máu bị tấn công, virut có thể gây ra bệnh thiếu máu và cơ thể có thể bị nhiễm khuẩn bởi một số căn bệnh khác – do virut hoặc vi khuẩn gây ra.

Đối với tỉ lệ mèo không tiêm ngừa, FPV là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với mèo. Loại virut này có thể “hồi sinh” và tồn tại trong rất nhiều năm ở môi trường bị ô nhiễm, chính vì vậy tiêm ngừa chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.

Mèo con ở độ từ 2 đến 6 tháng tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, cũng như mèo đang mang thai và mèo bị tổn thương hệ miễn dịch. Ở mèo trưởng thành, FP thường xảy ra rất thầm lặng và không có triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, mèo sau khi hồi phục sẽ miễn nhiễm với loại virut này.

  • Triệu chứng bệnh FPV

- Nôn mửa;

- Tiêu chảy;

- Mất nước;

- Sụt cân;

- Sốt cao;

- Thiếu máu;

- Lông khô xơ;

- Trầm cảm;

- Chán ăn;

- Một số mèo sẽ chui rút vào gốc trong 1 – 2 ngày;

- Có triệu chứng thần kinh do virut tấn công vào não…

  • Nguyên nhân nhiễm bệnh ở mèo

Bệnh parvo ở mèo là nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Mèo mắc phải bệnh truyền nhiễm này khi chúng tiếp xúc với máu nhiễm virut, phân, nước tiểu hoặc bọ chét của mèo nhiễm bệnh. Virut còn có thể thông qua chúng ta khi chúng ta rửa tay không sạch sau khi tiếp xúc với mèo, đồ vật, chén đựng thức ăn cho mèo hoặc vật dụng của mèo nhiễm bệnh.

Sử dụng các biện pháp vệ sinh thích hợp (như nước hoặc xà phòng…) sau khi tiếp xúc với các động vật khác sẽ giảm tối đa các nguy cơ truyền nhiễm bệnh sang động vật khỏe mạnh.

Loại virut này có thể tồn tại trên mọi bề mặt, vì vậy điều quan trọng là áp dụng các biện pháp an toàn và vệ sinh để ngăn ngừa sự truyền bệnh. Tuy nhiên, mặc dù đã được vệ sinh sạch sẽ, dấu vết của virut có thể còn lưu lại trong môi trường nơi mà mèo nhiễm bệnh đã từng ở.

Virut parvo ở mèo có thể kháng lại chất khử trùng và tồn tại trong môi trường trong khoảng 1 năm, chời đợi đến khi chúng có cơ hội phát triển.

Mèo con sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh giảm bạch cầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ hay khi đang bú nếu mèo mẹ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú bị nhiễm bệnh. Nói chung, theo chẩn đoán bệnh này sẽ không tốt cho mèo con khi chúng bị phơi nhiễm virut khi còn đang trong bụng mẹ.

Những tháng mùa hè có thể khiến nguy cơ nhiễm bệnh giảm bạch cầu cao nhất, khi mèo thường xuyên ra ngoài và tiếp xúc với những người bạn lạ. Tương tự như vậy, nơi ở và chuồng nuôi cũng có thể chứa virut giảm bạch cầu, nguy cơ nhiễm virut ở mèo cũng có thể tăng lên nếu bạn nhốt chúng trong chuồng trong suốt mùa hè.

Xem tiếp Phần 2: Cách điều trị và chăm sóc mèo mắc bệnh giảm bạch cầu tại đây

Bình luận

Bài viết liên quan

QUẢN LÝ CÂN NẶNG CHO CHÓ

Quản lý cân nặng là chìa khóa để duy trì lối sống lành mạnh và tích cực cho vật nuôi. Lượng calorie mà vật nuôi ăn vào là yếu tố chính trong việc quản lý trọng lượng.
Xem thêm

NÊN LÀM GÌ KHI MÈO BỎ ĂN?

Nên làm gì khi mèo bỏ ăn? Chán ăn hay bỏ ăn ở mèo là tình trạng rất đáng được quan tâm. Để tìm hiểu về cách giải quyết khi mèo bỏ ăn hoặc chán ăn, trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về những lý do dẫn đến tình...
Xem thêm

Giải mã những hành động khó hiểu của chó con

Cún con có rất nhiều hành động khó hiểu tuy đôi khi phiền toái nhưng lại vô cùng thú vị. Học cách đọc vị ngôn ngữ cơ thể và từng hành động của chó mỗi ngày sẽ giúp bạn hiểu và giao tiếp với chó con tốt hơn....
Xem thêm