TIÊM PHÒNG VACCINE CHO MÈO

Tiêm vaccine phòng bệnh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mèo và quan trọng cần phải tiêm vào đúng thời điểm. Dưới đây là tất cả những điều bạn cần biết về tiêm vaccine phòng bệnh cho mèo.

Có những loại vaccine cho mèo nào?

Có thể chia vaccine cho mèo thành 2 nhóm:

  • Vaccine chính, cốt lõi (Core vaccine)
  • Vaccine không thiết yếu (Non-core vaccine)

Vaccine chính được khuyến cáo tiêm cho tất cả mèo con, mèo trưởng thành ở mọi giống không phân biệt lối sống, còn vaccine không thiết yếu được khuyến cáo với những đối tượng có nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh cụ thể.

Hãy tham khảo ý kiến của Thú Y để lựa chọn ra chế độ tiêm phòng thích hợp nhất cho mèo con của bạn.

Mèo con cần tiêm những loại vaccine nào?

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Thú Y Thú Nhỏ Thế Giới (WSAVA), mèo con của bạn cần được tiêm vaccine cốt lõi có thể phòng ngừa những căn bệnh dưới đây:

  • Cúm mèo: nguyên nhân từ nhiều mầm bệnh khác nhau, trong đó có Alphaherpes Virus mèo (FHV-1) gây viêm mũi khí  quản (Feline viral rhinotracheitis) , Calicivirus mèo (FCV) gây nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là viêm ruột Parvo ở mèo: gây ra bởi virus Panleukopenia (FPV) thuộc họ Parvovirus. Bệnh thường gây tiêu chảy và có tỷ lệ tử vong rất cao.
  • Bệnh bạch cầu do Leukemia virus (FeLV): làm suy giảm hệ miễn dịch của mèo khiến mèo dễ mắc phải các bệnh khác.

Ngoài những loại vaccine chính ở trên, có một số loại vaccine không thiết yếu bạn có thể cân nhắc tiêm phòng cho mèo:

  • Bệnh dại: do virus Rabies (RV) gây ra lây truyền qua vết thương hở.
  • Viêm kết mạc: do virus Chlamydophila gây ra (hay còn gọi là Chlamydia)
  • Nhiễm trùng Bordetella bronchiseptica: gây hắt hơi, ho và sốt, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm phổi.

Mèo con nên tiêm vaccine khi nào?

Tiêm phòng vào đúng thời điểm là điều cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho chú mèo của bạn khi chúng lớn lên. Bác sĩ thú y có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của mèo và đưa ra lịch trình tiêm phòng phù hợp với mèo con của bạn.

Thời điểm lý tưởng để tiêm vaccine mũi đầu cho mèo con là 8 tuần tuổi (hoặc trong khoảng 7 – 9 tuần tuổi) và tiêm mũi thứ hai từ 3 – 5 tuần sau đó. Khi lớn lên, mèo cần được tiêm nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch mỗi 1 - 3 năm/một mũi tùy vào hiệu quả của từng loại vaccine.

Sau khi tiêm vaccine mèo con có biểu hiện gì không?

Mèo con của bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng phổ biến thường gặp sau khi tiêm phòng:

  • Sốt nhẹ
  • Biếng ăn và ít hoạt động
  • Vị trí tiêm gây khó chịu hoặc sưng lên
  • Hắt hơi hoặc ho nhẹ.

Khi nào cần liên hệ với thú ý?

Nếu các triệu chứng trên kéo dài từ 1 – 2 ngày, nên liên hệ với bác sĩ thú y.

Ngoài ra, hãy liên hệ với thú y ngay lập tức nếu mèo con của bạn xuất hiện những triệu chứng ít phổ biến dưới đây:

  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Ngứa da
  • Sưng quanh mặt, cổ và miệng
  • Khó thở và ho mạnh.

Khi nào mèo con có thể ra ngoài?

Cơ thể mèo con chỉ thực sự sinh ra kháng thể với các bệnh truyền nhiễm ở trên sau khi đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2. Hạn chế tiếp xúc và không nên cho mèo con của bạn ra ngoài cho đến lúc đó. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mèo mà thời gian chính xác sẽ khác nhau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn để chắc chắn hơn.


Bài viết: TIÊM PHÒNG VACCINE CHO MÈO

Nguồn: ROYAL CANIN

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu Royal Canin tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Bình luận

Bài viết liên quan

Tư vấn chọn mua quần áo cho chó phù hợp

Quần áo cho chó cần chú ý về số đo vừa vặn và hạn chế phụ kiện nhỏ như dây kéo, móc, nút hoặc thẻ, đặc biệt với chó lông ngắn gồm Chihuahua, Phốc hưu, Phốc sóc, Lạp xưởng, Pug, French Bulldog và Poodle, Corgi.
Xem thêm

LỰA CHỌN CÁT VỆ SINH TỐT NHẤT CHO MÈO CỦA BẠN

Vón cục, thấm hút, có nguồn gốc từ thực vật hay dạng silica gel,… Làm cách nào để bạn có thể lựa chọn cát vệ sinh để mua?
Xem thêm

Tìm hiểu và phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ ở mèo

Mèo mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có biểu hiện vàng da, mệt mỏi và những triệu chứng chung chung. Bạn cần xem kỹ cách sinh hoạt của mèo để có cách theo dõi sức khỏe của mèo, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng.
Xem thêm

Mèo khó tiểu và bệnh viêm bàng quang ở mèo

Mèo đi tiểu lâu, ít, liên tục, nhiều lần, thường xuyên hoặc thậm chí tiểu ra máu là có lý do. Chúng thực sự rất đau đớn và cần bạn hiểu rằng chúng đang bị tắc đường tiểu. Đây là dấu hiệu và báo hiệu cho...
Xem thêm