Nguyên nhân và cách phòng tránh chó cắn trẻ em

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CHÓ CẮN TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

Vì sao chó cắn bậy và cách để dừng hành động này?

Mỗi năm có khoảng 4.5 triệu người bị chó cắn tại Hoa Kỳ và 1% trong số đó cần phải được điều trị y tế. Trẻ em là những đối tượng phổ biến nhất với gần một nửa nạn nhân bị chó cắn dưới 13 tuổi.

Trẻ em có nhiều khả năng bị thương nặng do vết cắn vì kích thước cơ thể nhỏ, không nhận thức được những hành động nên và không nên khi ở gần một chú chó.

Hầu hết các nạn nhân bị chó cắn khi chơi đùa với những chú chó quen mặt, nên việc giáo dục ý thức phòng tránh bị chó cắn cho người dân và con em chúng ta là vô cùng cần thiết.

Điều quan trọng mọi người cần chú ý là bất kì một chú chó nào cũng có khả năng cắn bậy và việc hiểu biết những lý do phổ biến tại sao chó cắn bậy có thể giúp chúng ta ngăn chặn chúng.

Dấu hiệu cảnh báo chó sẽ cắn

Biết được những nguyên nhân thường gặp khiến chó cắn người có thể giúp bạn tránh được những tình huống xấu. Trước khi cắn người chó sẽ có những hành động để cảnh báo đối phương, cần quan sát những hành động nhỏ của chó sau đó thực hiện theo từng bước để giúp chú chó giảm sự căng thẳng và sợ hãi.

Tai của chó thường ghìm chặt ra sau, lông trên lưng dựng đứng lên và trợn trắng mắt. Hành động ngoác miệng rộng và nhe răng là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất.

Những hành động cảnh giác của chó ví dụ như đứng bẩt động không phản ứng khi bạn sờ vào hoặc nhìn thẳng vào mắt bạn là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng có thể cắn người.

Làm sao để tránh bị chó cắn?

Ngăn chặn hành vi chó cắn người phải bắt đầu từ chó trong gia đình của bạn bằng cách hãy là một chủ nuôi có trách nhiệm. Nếu bạn không có ý định nhân giống thì hãy triệt sản chó của mình để giảm nguy cơ xuất hiện hành vi cắn bậy.

Thường xuyên vận động và chơi đùa cùng chúng để củng cố mối liên kết giữa chủ nuôi và thú cưng, bên cạnh đó còn giúp tiêu hao hầu hết năng lượng dư thừa có thể chuyển hoá thành các năng lượng thần kinh xấu. Tuy nhiên, cần tránh những trò chơi bạo lực như đấu vật hoặc kéo co có thể dẫn đến các vấn đề về bản tính chiếm hữu và thống trị của chó.

Huấn luyện cho chó của bạn biết những mệnh lệnh cơ bản như “đứng im, “ngồi xuống, “đến” và “thả ra”. Không để chó đi rông ở những nơi chúng có thể gây hại đến con người. Hãy cho chó của bạn ra ngoài thường xuyên để tiếp xúc với nhiều người và làm quen với nhiều trường hợp khác nhau nhé, nhưng phải đảm bảo là chúng không bị quá sức.

Tiêm ngừa đầy đủ và đúng hạn cho chó cưng của bạn phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ở một vài tiểu bang của Hoa Kì, một chú chó chưa được tiêm ngừa nếu cắn người có thể sẽ phải lãnh án tử. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ chuyên môn từ bác sĩ thú y nếu chó cưng của bạn có bất kì dấu hiệu nào của hành vi bạo lực. Hãy dành thời gian cho việc chỉ dạy con trẻ cách hành xử khi ở gần những chú chó, cần phải chú ý điều gì và phải làm gì khi bị chó tấn công.

Tìm hiểu giống chó Pitbull hiền lành nhưng luôn bị hiểu lầm

5 Lý do chính khiến chó cắn người

Tính chiếm hữu của chó

Bảo vệ tài sản là vấn đề thường gặp và “tài sản” của những chú chó trong trường hợp này có thể là bất cứ thứ gì từ đồ chơi, thức ăn, lãnh thổ hay thậm chí là chủ nuôi. Giống chó bảo vệ và giống chó chăn thường có xu hướng cắn người vì lý do bảo vệ tài sản, nhưng hành vi này có thể xuất hiện ở bất kì một chú chó nào.

Chủ nuôi nên huấn luyện những chú chó của mình từ nhỏ để hạn chế  những hành vi bảo vệ thái quá này. Dạy chó lệnh “thả ra” (“bỏ xuống”, “bỏ ra”) rất hữu dụng trong việc giảm tính chiếm hữu đồ vật ở chó. Có thể loại bỏ tính chiếm hữu thức ăn ở chó bằng cách dạy chó phải đợi đến khi bát ăn của chúng được đặt xuống. Dạy chó ngồi hoặc nằm xuống và dạy chúng di chuyển thức ăn của mình sau đó trả về chỗ cũ.

Hãy thử tiếp cận bát ăn của chó và làm một vài hành động đối với thức ăn trong đó để chúng hiểu rằng việc ai đó tiếp cận bát ăn không phải là điều xấu. Và quan trọng phải dạy con trẻ không được làm phiền những chú chó đang ăn hay đang chơi đùa với những thứ chúng yêu thích.

Khi sợ hãi chó sẽ cắn người

Chó thường cảm thấy sợ hãi đối với người lạ ví dụ như bác sỹ thú y và nhân viên giao hàng hoặc với những tình huống lạ lẫm. Không bao giờ được tiếp cận chó lạ và hãy đảm bảo con em của bạn cũng biết điều này. Chó bị giật mình có thể cắn người.

Hãy dạy trẻ em không bao giờ được hành động lén lút hoặc làm phiền một chú chó đang ngủ. Cho chó hoà nhập xã hội từ sớm rất quan trọng, việc này giúp những chú cho con tiếp xúc được với nhiều người lạ, những động vật khác và trải nghiệm các tình huống khác nhau, giảm thiểu sự hình thành nỗi sợ hãi ở chó.

Ví dụ, lần đầu tiên đưa chó của mình đi thú y, bạn hãy làm cho chuyến đi giống như một chuyến dã ngoại để tạo cho chó con cảm giác thân thiện ngay từ đầu đối với bệnh viện và các bác sĩ thú y. Để trong hộp thư một ít bánh thưởng và nhắn với nhân viên giao hàng hãy cho chú chó con của bạn ăn mỗi khi đến giao hàng.

Chó bị đau có thể cắn bậy

Những cơn đau có thể khiến chú chó thân thiện nhất cắn bậy. Nếu chó của bạn mắc chứng loạn sản hông, viêm tai hay bất kì căn bệnh mãn tính nào, hãy hướng dẫn cho con trẻ tránh những vùng đau nhức của chó và đối xử nhẹ nhàng với chúng.

Nếu chó của bạn cáu kỉnh không rõ lý do, có thể chúng đang bị đau, hãy mang chúng đến gặp bác sĩ thú y để phát hiện ra bệnh lý sớm nhất có thể.

Bản năng làm mẹ của chó đẻ

Chú chó được huấn luyện tốt nhất cũng có thể trở thành chú chó cắn người khi chúng có chó con. Hãy cẩn thận và tôn trọng thiên chức làm mẹ của chó cái mới sinh chó con.

Dạy trẻ em không được tiếp cận chó con khi đang có chó mẹ ở cùng và bản thân bạn cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với chúng. Và đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cho chó mẹ và chó con một nơi ở khiến chúng cảm thấy an toàn, thoải mái.

Bản năng đuổi theo con mồi của chó

Là một bản tính khác của chó bạn cần phải cẩn trọng, khi chạy hoặc đạp xe ngang qua một chú chó có thể khiến chúng đuổi theo bạn.

Hãy cẩn thận với khu vực bạn thường đạp xe hoặc chạy bộ, nếu thấy một chú chó lang thang hãy cố gắng tránh mặt chúng. Nếu bạn bị chó rượt theo, việc tốt nhất cần làm là dừng lại và đứng thẳng người đối mặt với nó.

Hết sức cẩn trọng với những chú chó như vậy nhưng không được nhìn thẳng vào mắt chúng, điều này được xem là một sự thách thức. Chúng có thể tiến đến, đánh hơi mùi của bạn nhưng sau cùng sẽ thấy bạn không thú vị và chuyển sang tìm thứ khác.

Nếu bạn bị đẩy ngã, hãy cuộn tròn cơ thể, bảo vệ mặt, ngực và cổ.

Hãy dạy con trẻ những điều tương tự và thực hành bằng những tình huống giả định.

----------------------------------------------------

Bài viết: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CHÓ CẮN TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

Nguồn: Internet

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Bình luận

Bài viết liên quan

Làm thế nào để ngừng cuộc chiến giữa những chú mèo?

Thật không dễ dàng để giữ sự yên bình trong một ngôi nhà có nhiều mèo. Tiếng gầm gừ, vết cắn và cào có thể gây sự khó chịu cho chúng ta và cả những chú mèo. Nhưng thật may mắn vì chúng ta có thể ngăn chặn mèo...
Xem thêm

PHÒNG TRÁNH BỌ CHÉT Ở MÈO CON

Làm thế nào để mèo con không bị nhiễm bọ chét? Phương pháp điều trị nào là an toàn cho cơ thể bé bỏng của mèo con? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về câu trả lời dưới đây.
Xem thêm

10 CÁCH GIÚP MÈO SỐNG LÂU HƠN

Theo một số ý kiến của các bác sĩ thú y cho thấy các vết thương và tình trạng sức khỏe có nguy cơ đe dọa mạng sống của mèo có thể phòng tránh, ngăn ngừa được. Dưới đây là 10 cách bạn có thể làm giúp mèo sống...
Xem thêm