BÚI LÔNG Ở MÈO LÀ GÌ?

BÚI LÔNG Ở MÈO LÀ GÌ?

Mèo dành 30% thời gian để chải chuốt và nuốt 2/3 số lông rụng. Điều này có thể dẫn tới việc các sợi lông trong đường tiêu hóa và có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiêu hóa. Hầu hết mèo sẽ hình thành các búi lông trong dạ dày, tuy nhiên nếu trong thời gian dài không loại bỏ những búi lông này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của chúng.  

meo-chai-long

Mèo tự chải lông

Búi lông là gì?

Búi lông hình thành từ quá trình chải chuốt lông của mèo và chúng nuốt vào cơ thể. Hệ tiêu hóa của mèo thường có thể tiêu hóa với các búi lông này. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể của chúng không thể tiêu hóa được, những búi lông này sẽ tích tụ trong dạ dày cho đến khi được nôn ra ngoài.

Nguyên nhân gây ra búi lông?

Hệ tiêu hóa của mèo được thiết kế để có thể xử lý búi lông. Nếu việc rụng lông ở mèo xảy ra thường xuyên, có thể do stress và những thay đổi theo mùa gây ra, nhũng búi lông này sẽ bắt đầu hình thành.

Búi lông ở mèo có phải là hiện tượng bình thường không?

Câu trả lời ngắn gọn là “KHÔNG”. Mèo có bản năng tự chải chuốt cơ thể mỗi ngày. Trong quá trình chăm sóc, chúng sẽ nuốt một ít lông. Theo lý thuyết, lông được mèo nuốt vào bụng có thể di chuyển qua đường tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể thông qua phân mà không có biến chứng nào. Thật không may, quá trình này không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.

Búi lông thường hình thành vì một trong 2 lý do sau đây:

1. Quá trình vận chuyển lông mèo trong hệ tiêu hóa thay đổi

Khi đường tiêu hóa của mèo không hoạt động tốt, chúng sẽ không thể đưa lông ra khỏi dạ dày và ruột một cách bình thường. Bất kỳ loại bệnh nào tác động đến quá trình vận chuyển lông trong đường tiêu hóa này đều có thể làm tăng khả năng tạo thành búi long ở mèo. Bệnh viêm đường ruột là thủ phạm số một, nhưng búi lông cũng có thể được tạo thành từ ký sinh trùng, viêm tụy, thoát vị, ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.

2. Nuốt quá nhiều lông so với bình thường

Bất kỳ căn bệnh nào khiến mèo dễ bị rụng lông và / hoặc thói quen tự chải chuốt nhiều hơn bình thường đều có thể dẫn đến hình thành búi lông ở mèo. Ký sinh trùng bên ngoài, nhiễm trùng đều có thể là nguyên nhân chính. Khi ấy mèo sẽ tỏ ra căng thẳng, chán nản, đau đớn và có hành vi khó chịu. Lưu ý rằng mèo lông dài như mèo Ba Tư có khả năng rụng nhiều lông hơn so với các giống mèo lông ngắn như mèo Bengal.

Ngay cả khi búi lông hình thành do những lý do tương đối lành tính (ví dụ, một con mèo lông dài thường xuyên tự chải lông do quá nhàm chán) thì búi lông cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Điều này liên quan đến chất lượng cuộc sống của cả mèo và chủ nuôi mèo. Trong trường hợp cực đoan, búi lông thậm chí có thể phát triển đủ lớn để ngăn chặn quá trình tiêu hóa và lúc này cần phải phẫu thuật loại bỏ búi lông trong bụng mèo.

Lời khuyên giúp ngăn ngừa búi lông cho mèo

chai-long-cho-meo

Hãy thường xuyên chải lông cho mèo

Như mọi khi, phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số mẹo ngăn ngừa búi lông ở mèo, bao gồm:

Một số loại thuốc bôi trơn có thể giúp di chuyển lông mèo qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, mèo thường không thích sử dụng chúng, và tính nhờn của thuốc có thể dính vào các vật xung quanh và làm dơ vật dụng trong nhà.

Grooming để giảm rụng lông. Chải lông thường xuyên giúp giảm lượng lông mà mèo ăn vào thông qua việc tự chải chuốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mèo lông dài. Bổ sung axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm khối lượng lông mèo rụng. Những con mèo có triệu chứng của bệnh về da (ví dụ như rụng lông, ngứa, đỏ hoặc các tổn thương da khác) nên được bác sĩ thú y chẩn đoán sớm.

Điều chỉnh chế độ ăn uống. Một trong những cách dễ dàng và hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa búi lông ở mèo là cho ăn một loại thức ăn đặc biệt dành riêng cho mèo búi lông có sử dụng chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa của mèo tự di chuyển lông qua đường ruột. Một chế độ dinh dưỡng phòng ngừa rụng lông tốt cũng nên chứa hàm lượng các axit béo cao giúp hình thành lớp da và lông khỏe mạnh cũng như cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà mèo cần để giữ sức khỏe và sống hạnh phúc.

>>Gợi ý: ROYAL CANIN Intense Hairball

Nếu những nỗ lực trên của bạn vẫn chưa thành công, hãy mang mèo đến bác sĩ thú y sớm. Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và theo dõi rõ ràng hơn trong trường hợp mèo gặp tình trạng búi lông nặng.

Phải làm gì với búi lông của mèo?

Thăm khám bác sĩ thú y nếu mèo của bạn có vấn đề về hệ tiêu hóa liên quan đến búi lông. Xem chi tiết hơn tại đây.

bui-long-o-meo

Bổ sung thêm chất xơ cho mèo dễ tiêu hóa búi lông

Tóm lại

Búi lông không phải là hiện tượng bình thường trong cuộc sống thường nhật của mèo. Nôn mửa thường xuyên là hành vi bất thường và khiến mèo cảm thấy rất không thoải mái. Hãy bảo vệ sức khỏe của mèo bằng cách ngăn ngừa búi lông trước khi chúng hình thành. Mèo khỏe mạnh sẽ trông lôi cuốn và hạnh phúc hơn.

-----------------------------------------------------

Bài viết: BÚI LÔNG Ở MÈO LÀ GÌ?

Nguồn: PetMD

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Bình luận

Bài viết liên quan

DỊ ỨNG Ở CHÓ - CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Giống như chúng ta, vật nuôi cũng có thể bị dị ứng. Phản ứng dị ứng là phản ứng miễn dịch do nguồn protein có trong cơ thể phát hiện chất lạ và có phản ứng ngược lại.
Xem thêm

BỆNH DỊ ỨNG Ở CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Bệnh dị ứng ở chó là một vấn đề thường xuyên xảy ra nếu chúng ta ít để ý đến môi trường sống của thú cưng. Khi nhận thấy một số triệu chứng như: da chó bị nổi mẩn đỏ ngứa, ẩm và đóng vảy, mắt ngứa,...
Xem thêm

LỰA CHỌN CÁT VỆ SINH TỐT NHẤT CHO MÈO CỦA BẠN

Vón cục, thấm hút, có nguồn gốc từ thực vật hay dạng silica gel,… Làm cách nào để bạn có thể lựa chọn cát vệ sinh để mua?
Xem thêm

Dấu hiệu mèo mang thai

Nhận biết tốt dấu hiệu của mèo khi có bầu sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo khi mèo sắp đẻ và chăm sóc tốt nhất. Trong thời gian 63 – 65 ngày mèo chửa, cô ấy càng cần bạn yêu thương và chú ý tiểu tiết nhiều hơn. Vì...
Xem thêm