Bệnh suy thận ở chó và cách điều trị từng bước

BỆNH SUY THẬN Ở CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cứ mỗi 1,000 con chó thì có 9 con mắc bệnh suy thận mãn tính. Chó có thể mắc bệnh suy thận ở mọi độ tuổi nhưng chó già thường có nguy cơ suy thận cao hơn.

Bệnh suy thận ở chó có thể ảnh hưởng đến những vấn đề khác như: huyết áp, hàm lượng đường trong máu, thể tích máu, thành phần nước trong máu, nồng độ pH và tạo ra các tế bào hồng huyết cầu cũng như một số kích thích tố khác. Mặc dù quá trình ảnh hưởng diễn ra khá chậm nhưng theo thời gian các triệu chứng này sẽ trở nên rõ ràng hơn, lúc đó thì đã quá trễ để cứu chữa hoàn toàn. Thông thường, thận của chó sẽ tìm ra nhiều cách khác hỗ trợ khi nó mất chức năng hoạt động trong suốt nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm.

Trong khi bệnh suy thận mãn tính không thể được chữa khỏi, việc điều trị và theo dõi bệnh suy thận chủ yếu nhằm giảm tác hại các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển bệnh nặng thêm mà thôi.

Nguyên nhân tại sao chó lại bị suy thận?

suy-than-o-cho

Bệnh suy thận ở chó (Ảnh: www.cityzoo.vn)

Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở chó có thể bao gồm các bệnh về thận, tắc nghẽn đường tiết niệu (hoặc niệu quản), ảnh hưởng của một số loại thuốc theo toa, ung thư hạch, đái tháo đường và yếu tố di truyền (di truyền).

Tìm hiểu về thức ăn cho chó

Các dòng chó sau dễ bị suy thận mãn tính nhất:

• Samoyed

• Bull Terrier

• Cairn Terrier

• German Shepherd

• English Cocker Spaniel

Các triệu chứng của bệnh suy thận ở chó

Các triệu chứng của bệnh suy thận thường xuất hiện dần dần trong một thời gian dài. Ngoài ra, các triệu chứng có thể thay đổi và không phải tất cả những triệu chứng được liệt kê dưới đây đều được nhìn thấy trên những con chó mắc bệnh suy thận:

• Chó nôn mữa bỏ ăn

• Chó ủ rũ, bơ phờ

• Chó bị tiêu chảy

• Chó bị táo bón

• Chó sụt cân

• Khát nước nhiều hơn bình thường

• Mù cấp tính

• Động kinh và hôn mê

• Xuất hiện máu trong nước tiểu (tiểu ra máu)

• Tăng tần suất và lượng khi tiểu

Điều trị chó bị suy thận

Chế độ ăn uống cần hạn chế chất đạm (protein), vì đạm có thể làm bệnh suy thận ở chó nặng thêm.

Mặc dù không có cách điều trị dứt điểm đối với bệnh suy thận mãn tính ở chó nhưng vẫn còn một số bước có thể giảm thiểu các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Ví dụ, cho chó ăn một chế độ ăn kiêng đặc biệt tốt cho thận, hoặc chế độ ăn ít chất đạm (protein), phốt-pho, canxi và natri (sodium).

Nếu chó của bạn không thể ăn được chế độ ăn này thì bạn có thể dùng một lượng nhỏ nước ép cá ngừ, thịt gà hoặc các chất tăng cường hương vị khác với sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Hãy chắc chắn rằng chú chó nhà bạn luôn có đủ nước sạch để uống. Nếu chú chó nhà bạn được chẩn đoán thiếu nước, hãy cho chúng truyền nước ngay.

Sống chung và kiểm soát bệnh suy thận ở chó

Suy thận mãn tính là một căn bệnh tiến triển qua các giai đoạn. Chó bị bệnh suy thận nên được theo dõi liên tục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo không cần thay đổi thuốc hoặc chế độ ăn uống.

Việc phán đoán tình trạng sức khỏe của chú chó sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh tại thời điểm chữa trị.

Lưu ý là những chú chó mắc bệnh suy thận mãn tính không nên cho sinh sản.

Tùy thuộc vào các triệu chứng và điều kiện mà chúng ta có thể cân nhắc các loại thuốc sau cho bệnh suy thận ở chó:

• Anti-hypertensives giúp giảm huyết áp

• Erythropoietin giúp kích thích quá trình sản xuất hồng huyết cầu, do đó làm tăng lượng khí oxy trong các mô.

Thực phẩm bổ sung cho chó mặc bệnh về thận ROYAL CANIN Renal

royal-canin-renal

Thực phẩm chức năng ROYAL CANIN Renal hỗ trợ chó mắc bệnh về thận (Ảnh: www.cityzoo.vn)

>>> Bệnh thận mãn tính ở chó 

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết: BỆNH SUY THẬN Ở CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TỪNG BƯỚC

Nguồn: PetMD

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Bình luận

Bài viết liên quan

BÚI LÔNG Ở MÈO LÀ GÌ?

Mèo dành 30% thời gian để chải chuốt và nuốt 2/3 số lông rụng. Điều này có thể dẫn tới việc các sợi lông trong đường tiêu hóa và có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Xem thêm

8 LÝ DO BẠN NÊN TRIỆT SẢN THÚ CƯNG

Thực sự bạn nên triệt sản thú cưng nếu không có ý nuôi sinh sản. Cắt bỏ buồng trứng cho chó và mèo cái sẽ mang lại lợi ích sức khỏe hay cắt bỏ tinh hoàn ở chó và mèo đực sẽ thay đổi thói quen đi hoang. Hãy xem...
Xem thêm

CHẢI RĂNG CHO MÈO - NÊN HAY KHÔNG?

Như chúng ta đã biết, không vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến các vấn đề như viêm nha chu hay mảng bám trên răng. Tuy nhiên, việc chải răng cho mèo lại là điều khá khó khăn, vậy chúng ta cần phải làm gì?
Xem thêm

Mèo khó tiểu và bệnh viêm bàng quang ở mèo

Mèo đi tiểu lâu, ít, liên tục, nhiều lần, thường xuyên hoặc thậm chí tiểu ra máu là có lý do. Chúng thực sự rất đau đớn và cần bạn hiểu rằng chúng đang bị tắc đường tiểu. Đây là dấu hiệu và báo hiệu cho...
Xem thêm