Mèo khó tiểu và bệnh viêm bàng quang ở mèo

MÈO KHÓ TIỂU VÀ BỆNH VIÊM BÀNG QUANG Ở MÈO

Khi bạn thấy mèo đi tiểu không được hoặc tỏ ra khó chịu khi đi tiểu, điều này thường do viêm bàng quangbệnh về đường tiết niệu ở mèo.

Bệnh viêm bàng quang có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như hình thành sỏi trong bàng quang hoặc hình thành nút niệu đạo, có thể đe dọa tính mạng khiến mèo trở nên không thể đi tiểu (hầu hết là giới tính đực), cảm giác bí tiểu như “bị tắc nghẽn”. Do đó, điều quan trọng là bạn tìm kiếm cách giúp mèo từ khi bạn nhận thấy mèo của bạn không thể đi tiểu hoặc đang gặp khó khăn khi đi tiểu. Nhưng trên hết vẫn là ngăn ngừa mọi việc tồi tệ hơn.

Biểu hiện

  • Mèo đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt
  • Mèo tiểu ít hoặc không ra nước,
  • Mèo đi tiểu ra máu
  • Mèo đực thường mắc bệnh viêm bàng quang hơn mèo cái
  • Mèo mắc bệnh thường tỏ ra đau đớn và đờ đẫn
  • Nước tiểu đọng lại bên trong bàng quang nên có thể làm mèo bệnh nặng, có thể gây tử vong

meo-kho-tieu

Nguyên nhân cơ bản

Viêm bàng quang, hoặc nhiễm trùng bàng quang, thường do nhiễm trùng vi khuẩn, mất cân bằng khoáng chất và / hoặc mức độ pH trong cơ thể mèo bất thường. Điều này góp phần vào sự hình thành các tinh thể khoáng chất vi mô trong nước tiểu, có thể làm tăng kích thước sỏi hoặc sạn gây ra tình trạng tắc nghẽn niệu đạo (ống đái).

Điều trị kịp thời

Mèo gặp tình trạng viêm bàng quang cần được mang đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng.

Biện pháp phòng ngừa

Kết hợp trộn thức ăn ướt để bổ sung nước, cho mèo uống nhiều nước sạch, sử dụng thức ăn cho mèo có chất lượng tốt và giữ khay vệ sinh luôn sạch sẽ là những biện pháp đơn giản mà hiệu quả giúp mèo ngăn ngừa bệnh viêm bàng quang.

Phương pháp dinh dưỡng trộn thức ăn cho mèo - Mix Feeding

Quy trình chăm sóc mèo mắc bệnh tại thú y

Chẩn đoán

Xem xét dấu hiệu và kiểm tra ban đầu rất quan trọng. Bạn cần thông báo với bác sĩ thú y sớm và chi tiết về tình trạng sức khỏe của mèo. Khi bệnh được xác định, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra sau: 

1. Xét nghiệm nước tiểu để xác định viêm bàng quang

2. Nuôi cấy nước tiểu để xác định tác nhân lây nhiễm

3. Chụp X-quang để kiểm tra sỏi hoặc sạn trong bàng quang

4. Phân tích sỏi hoặc niệu đạo để xác định cấu tạo của nó

Cách điều trị

Nếu mèo của bạn bị viêm bàng quang nhẹ, chúng có thể sẽ được chăm sóc tại nhà kèm thuốc kháng sinh. Nếu có sỏi trong bàng quang, ngược lại, bạn cần phải phẫu thuật cho mèo. Trước đó sẽ cần cho mèo nhập viện một vài ngày. Mèo sẽ được dùng thuốc an thần và được trang bị ống thông tiểu để bàng quang được thông tiểu hoàn toàn. Ống thông sau đó được giữ nguyên trong vòng từ 1 đến 3 ngày, kết hợp với liệu pháp chất lỏng IV, để loại bỏ tất cả các vết bẩn từ đường tiết niệu. Sau đó, khi mèo của bạn có thể đi tiểu bình thường, chúng sẽ được gửi về nhà, thường là sẽ cần dùng thêm thuốc kháng sinh và thuốc chống co thắt để giúp thư giãn niệu đạo mèo.

Ngoài ra còn có một số trường hợp trong đó thuốc kháng sinh và thực phẩm theo toa đặc biệt có thể được sử dụng để hòa tan các viên sỏi và sạn.

Các nguyên nhân khác khiến mèo tiểu ít

• Bệnh thận ở mèo

• Viêm bàng quang vô căn (viêm bàng quang không rõ nguyên nhân)

• Ung thư

Sống và kiểm soát tình trạng bệnh

Ngay sau khi điều trị, quan sát mèo trong vòng 4 đến 8 tuần để xem có tái phát triệu chứng không. Thông thường, bác sĩ sẽ cần phân tích và nuôi cấy theo dõi nước tiểu mèo một thời gian. Nếu mèo liên tục bị tắc nghẽn đường tiểu, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật mở rộng niệu đạo.

>>Kiến thức dinh dưỡng cơ bản cho mèo

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết: MÈO KHÓ TIỂU VÀ BỆNH VIÊM BÀNG QUANG Ở MÈO

Nguồn: PetMD

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Bình luận

Bài viết liên quan

NHẬN BIẾT CHÓ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ VỀ DA VÀ THỰC PHẨM PHÙ HỢP

Giống như con người chúng ta, làn da của chó là bộ phận lớn nhất của chúng. Nếu bạn thấy chó gãi nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề liên quan đến da.
Xem thêm

4 SỰ THẬT VỀ CHÓ CON

Cún con là những thiên thần nhỏ. Bằng cách thấu hiểu chúng, bạn sẽ nhận ra thế giới của chó thật sự thú vị và đáng tìm hiểu.
Xem thêm

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ CHÓ CON

Cho đến 2 - 5 tuần tuổi, chó con vẫn chưa thể đi lại vững vàng. Với giống chó nhỏ như Chihuahua, chúng vẫn còn là chó con cho đến khi đủ 10 tháng tuổi, còn những giống lớn như Rottweiler hay Alaska là 15-24 tháng tuổi.
Xem thêm