BỆNH SỐT Ở CHÓ VÀ MÈO

Bạn có biết rằng giống với con người, thân nhiệt của thú cưng có thể tăng cao và bị sốt? Nhưng không may là việc xác định một cơn sốt ở chó và mèo không dễ như ở người. Chúng không thể nói rằng chúng cảm thấy khó chịu và chúng ta cũng không thể đặt tay lên trán của thú cưng để xác định nhiệt độ có tăng cao hay không.

Có một số hiểu lầm về bệnh sốt ở chó và mèo, chủ nuôi cho rằng nếu mũi của chúng khô ráo và ấm thì chúng vẫn bình thường, không sốt – nhưng không đơn giản như vậy.

thuc-an-cho-cho-meo-bi-benh

Ngủ li bì là dấu hiệu sớm của bệnh sốt ở chó và mèo (Ảnh: internet)

Vì sao chó mèo bị sốt?

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cơn sốt ở chó và mèo. Tất cả đều liên quan đến những bệnh lý khác, bao gồm:

  • Nhiễm trùng (vi khuẩn, vi rút, nấm)
  • Sốc nhiệt
  • Nhiễm độc tố

Xác định cơn sốt

Vậy làm thế nào để biết nếu chó và mèo bị sốt? Có một số dấu hiệu lâm sàng của cơn sốt bạn có thể theo dõi như:

  • Lừ đừ, ngủ nhiều
  • Bỏ ăn uống
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Ho, hắt hơi và sổ mũi

Đo nhiệt độ cho thú cưng

Cách chính xác duy nhất để xác định thân nhiệt của thú cưng là trực tiếp đo nhiệt độ. Việc này không yêu cầu dụng cụ đặc biệt, bạn có thể sử dụng nhiệt kế của người. Trước tiên bôi trơn nhiệt kế bằng vaseline và sau đó đưa vào trực tràng (hậu môn) của thú cưng để đo nhiệt. Nên có thêm người hỗ trợ giữ đầu của thú cưng trong khi bạn thực hiện các thao tác trên để giúp quá trình này dễ dàng hơn.

thuc-an-cho-cho-meo-bi-benh

Đo nhiệt độ là cách chính xác nhất để xác định bệnh sốt ở chó và mèo (Ảnh: internet)

Nếu bạn sử dụng nhiệt kế điện, hãy giữ nguyên cho đến khi nó phát ra tiếng bíp. Đối với nhiệt kế thường, giữ nó trong ít nhất 2 phút. Nhiệt độ bình thường của chó và mèo nằm trong khoảng 37.5oC đến 39oC. Nếu thân nhiệt của thú cưng lớn hơn 39,4oC, thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của Bác Sĩ Thú Y.

Một điều cần ghi nhớ, KHÔNG cho chó và mèo uống thuốc của con người. Những loại thuốc như acetaminophen, aspirin và ibuprofen có thể gây độc thậm chí là tử vong cho thú cưng của bạn.

>> Tìm hiểu thêm về Bệnh béo phì ở chó <<

Thức ăn cho chó mèo bị bệnh sốt

Mỗi thay đổi diễn ra trong cơ thể thú cưng, khiến chúng thấy khó chịu đều có thể dẫn đến tình trạng bỏ ăn. Điều này khá giống với con người khi bị sốt, vị giác sẽ kém làm giảm ham muốn ăn uống. Việc bỏ ăn kéo dài làm cho tình trạng bệnh của thú cưng không có tiến triển và nặng thêm. Lựa chọn thức ăn cho chó mèo bị bệnh không phải đơn giản vì thức ăn phải đáp ứng được cả 2 yếu tố: ngon miệng - kích thích cảm giác thèm ăn và bổ dưỡng - để bù đắp năng lượng cho sự hồi phục.

thuc-an-cho-cho-meo-bi-benh

Bao bì mới của sản phẩm ROYAL CANIN Recovery thức ăn cho chó mèo bị bệnh (Ảnh: Cityzoo)

Royal Canin Recovery thức ăn cho chó mèo bị bệnh, chó mèo trong giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật, đang mang thai hoặc mất sức:

  • Năng lượng cao: bù lại cho lượng thức ăn ít do thú cưng kén ăn hoặc không ăn được nhiều.
  • Kết cấu mềm mịn: sản phẩm có dạng hỗn hợp nhuyễn và lỏng cho phép bạn sử dụng ống bơm để giúp thú cưng ăn dễ dàng hơn.
  • Dinh dưỡng cân bằng: EPA/DHA, Axit béo Omega-3, các chất chống oxy hóa (Vitamin E, C, Taurine, Lutein) hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bài viết: BỆNH SỐT Ở CHÓ VÀ MÈO

Nguồn: CITYZOO

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Bình luận

Bài viết liên quan

Làm thế nào để ngừng cuộc chiến giữa những chú mèo?

Thật không dễ dàng để giữ sự yên bình trong một ngôi nhà có nhiều mèo. Tiếng gầm gừ, vết cắn và cào có thể gây sự khó chịu cho chúng ta và cả những chú mèo. Nhưng thật may mắn vì chúng ta có thể ngăn chặn mèo...
Xem thêm

TẨY GIUN CHO MÈO CON

Mèo còn nhỏ rất dễ bị tổn thương phần hệ tiêu hóa. Bọ chét, muối, ký sinh bên ngoài và khay vệ sinh bẩn thường gây giun sán nên những kiến thức sổ giun hay tẩy giun cho mèo con sớm và đúng cách trong bài viết này sẽ...
Xem thêm

Bệnh suy thận ở chó và cách điều trị từng bước

Bệnh suy thận ở chó có thể ảnh hưởng đến những vấn đề khác như: huyết áp, hàm lượng đường trong máu, thể tích máu, thành phần nước trong máu, nồng độ pH và tạo ra các tế bào hồng huyết cầu cũng như một số...
Xem thêm