5 căn bệnh ám ảnh mọi chó con

5 CĂN BỆNH ÁM ẢNH MỌI CHÓ CON

Món quà tốt nhất bạn có thể tặng cho chó con của mình là một chế độ ăn uống cân bằng, môi trường sống lành mạnh và cách nuôi chó con khoa học giúp chúng phát triển toàn diện.

Khi chó con được cung cấp đầy đủ 3 yếu tố này, chúng sẽ có hệ miễn dịch mạnh mẽ chống lại các loại bệnh tật, nhiễm trùng và thời tiết khắc nghiệt.

Dưới đây là 6 căn bệnh phổ biến chó con phải đối mặt khi hệ miễn dịch còn rất non nớt, trước khi trưởng thành

benh-cua-cho-con

Hình ảnh 5 bệnh kinh hoàng ám ảnh mọi người nuôi chó (Ảnh: www.cityzoo.vn)

1. Bệnh Parvo (Parvovirus)

Bệnh Parvo ở chó rất dễ lây lan và tấn công chó con trong độ tuổi từ 12 tuần đến 3 năm. Bệnh di chuyển từ dịch tiết cơ thể của chó nhiễm bệnh sang chó xung quanh, đặc biệt là những cá thể chó con chưa được tiêm phòng.

Mặc dù chó con được tiêm ngừa bệnh Parvo trong giai đoạn  từ 6 đến 8 tuần tuổi nhưng chúng chỉ an toàn khi đủ 4 tháng tuổi trở lên vì lúc này đã chích ngừa đủ các mũi vắc-xin và thuốc bắt đầu phát huy tác dụng cũng như hệ miễn dịch của chó con mạnh mẽ hơn.

Triệu chứng và biểu hiện: chó nhiễm bệnh Parvo (CPV) sẽ bắt đầu sốt và tại thời điểm này rất dễ lây lan (với những con chó khác, không phải con người). Sau vài ngày, chó con sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy ra máu, mất nước và yếu ớt thấy rõ.

Cách điều trị: tiêm vắc-xin phòng ngừa Parvovirus! Nếu bạn nghi ngờ chó con chưa được chích ngừa, hãy cho chó nhập viện ngay.

Thời gian phục hồi: 3 đến 7 ngày. Chó con bị Parvo mất 3 đến 4 ngày để điều trị tại phòng khám thú y, sau đó tiếp tục theo dõi điều trị tại nhà.

2. Bệnh CARE ở chó (Distemper)

Việc tiêm vắc-xin chống vi-rút bệnh CARE khá hiệu quả. Lần tiêm chủng phòng ngừa bệnh CARE đầu tiên cho chó con rơi vào khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, và một lần nữa sau 9 tuần (tùy loại vắc-xin).

Khi chó con đã tiêm một hoặc hai mũi, chúng đã được miễn dịch.

Triệu chứng: ban đầu chó con thường hắt hơi và chảy nước mắt. Sau đó, bệnh CARE có thể phát triển thành viêm phổi hoặc có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh như bệnh não gây tổn thương não, thậm chí tử vong.

Bệnh CARE ở chó thường bị chẩn đoán sai vì chủ nuôi nghĩ rằng chó con chỉ cảm lạnh với các biểu hiện thông thường như chảy dịch từ mũi, mắt và bị sốt cao.

Điều trị: Chỉ có thể là chích ngừa từ sớm và khám bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh

Thời gian phục hồi: vài tuần hoặc lâu hơn tùy tình trạng bệnh và thể trạng của chó con

Tin xấu là căn bệnh này dù được chữa trị khỏi cũng có thể bùng phát trở lại khi chó già hơn. Tại thời điểm đó, căn bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh như co giật.

3. Ho cũi chó (Kennel Cough)

Vi khuẩn hoặc virut Parainfluenza có trong không khí là tác nhân gây ra bệnh ho cũi chó - còn được gọi là viêm khí quản truyền nhiễm. Chó con có thể được tiêm vắc-xin chống ho mũi đầu tiên từ 6 đến 8 tuần, và sau đó tiêm mũi nhắc mỗi 6 đến 12 tháng. Mặc dù vắc-xin không bảo vệ chó hoàn toàn chống lại căn bệnh này, nhưng sẽ giúp chó con giảm nhẹ các triệu chứng.

Triệu chứng: ho, thơ thẩn, biếng ăn và sốt, thậm chí cuối cùng có thể dẫn đến viêm phổi ở chó.

Điều trị: mang đến bác sĩ thú y và trình bày mọi triệu chứng rõ ràng.

Thời gian phục hồi: sau 10 đến 14 ngày điều trị

4. Bệnh viêm gan Adeno ở chó (Adenovirus)

Adenovirus gây viêm gan Adeno ở chó nhưng hiếm khi gặp phải trong thời gian gần đây vì hiệu quả của vắc-xin. Thông thường vắc-xin adenovirus được tiêm cùng với vắc-xin bệnh CARE.

Triệu chứng: thật khó để biết con chó có bị nhiễm adenovirus hay không, nhưng nó thường bắt đầu với biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy và phát triển thành vàng da.

Điều trị: kết hợp điều trị tại phòng khám và nguồn dinh dưỡng cao cấp.

5. Xoắn khuẩn Leptospirosis

Bệnh xoắn khuẩn Leptospirosis này có thể ảnh hưởng đến thận, gan và được truyền qua nước bị ô nhiễm và nước tiểu của chó nhiễm bệnh. Chó con có thể được tiêm vắc-xin chống bệnh leptospirosis ở giai đoạn 10 đến 12 tuần tuổi, sau đó tiêm mũi nhắc vào lúc 13 đến 15 tuần tuổi. Xin lưu ý rằng không phải tất cả các phòng khám đều có tiêm phòng bệnh leptospirosis.

Các triệu chứng: gần giống như bệnh cúm: chó bị nôn và/hoặc sốt và/hoặc thẩn thờ, nhưng dấu hiệu rất mơ hồ

Điều trị: dùng thuốc kháng sinh

Thời gian phục hồi: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, một liệu trình kháng sinh có thể kéo dài 4 tuần trở lên.

6. Nôn mửa (và tiêu chảy)

Nếu chó con của bạn bị nôn và/hoặc tiêu chảy, điều đầu tiên cần loại trừ là ký sinh trùng đường ruột và thói quen ăn bậy một cách bừa bãi của chó con.

Điều trị: chú ý bổ sung nước và cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng loại chó. Sau 12 giờ (với chứng nôn) hoặc 24 giờ (với chứng tiêu chảy), bạn phải đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y.

Thời gian phục hồi: phục hồi trong vòng 12 đến 24 giờ nếu biểu hiện nôn hoặc tiêu chảy không liên quan đến ký sinh trùng đường ruột.

------------------------------------------------------

Bài viết: 5 CĂN BỆNH ÁM ẢNH MỌI CHÓ CON

Nguồn: PetMD

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Bình luận

Bài viết liên quan

VẬT NUÔI CÓ NHẬN BIẾT ĐƯỢC KHI NÀO CHÚNG NO KHÔNG?

Sẽ có những câu hỏi được đặt ra rằng: Cho ăn cái gì, bao nhiêu, và khi nào cho chó mèo ăn. Thật ra chẳng có câu trả lời nào là hoàn chỉnh về vấn đề này cả, vì điều này phụ thuộc vào khá nhiều lý do, trong đó có...
Xem thêm

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TẮM CHO MÈO CON

Mèo vốn dĩ thích tự làm sạch cơ thể, tuy nhiên đối với mèo con, chúng rất cần được giúp đỡ. Những vấn đề về da như nấm, dị ứng, giun sán đường ruột cần được chăm sóc kỹ qua việc vệ sinh và tắm cho mèo....
Xem thêm

CÁCH GIỮ AN TOÀN CHO CHÓ LỚN TUỔI TRONG NGÔI NHÀ CỦA BẠN

Ở độ tuổi xế chiều, chó già sẽ trở nên kém nhanh nhẹn và sự nhạy bén. Việc thay đổi và điều chỉnh vị trí những vật dụng trong nhà sẽ giúp cả bạn và chú chó có tuổi trở nên an toàn hơn và tránh khỏi những tai...
Xem thêm

7 GỢI Ý VỀ CÁCH LÀM SẠCH RĂNG CHO MÈO

Khoảng 80% mèo từ độ tuổi thứ 3 trở đi đều mắc phải vấn đề răng miệng. Những vấn đề răng miệng như: răng, hơi thở và nướu thường là những nguyên nhân khiến chủ vật nuôi mang chúng đến bác sĩ thú y và đây...
Xem thêm